Sự khác biệt giữa mua bán và sáp nhập công ty

Sự khác biệt giữa mua bán và sáp nhập công ty

Xu hướng thị trường hiện nay là mua bán hay sáp nhập? Có gì khác biệt giữa mua bán và sáp nhập công ty? Hai khái niệm này có đặc điểm nào nổi bật để dễ phân biệt? Cùng kế toán Minh Minh làm rõ sự khác biệt giữa mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Mua bán và sáp nhập công ty là gì?

Mua bán và sáp nhập công ty là quá trình kết hợp, tổ chức lại doanh nghiệp, thay đổi quyền quản lý, quyền sở hữu. Tuy nhiên, mua bán công ty sẽ tập trung vào chuyển nhượng quyền sở hữu và tài sản. Trong khi đo, sáp nhập công ty sẽ hướng đến kết hợp hoặc hợp nhất các công ty để mở rộng quy mô hoạt động.

Mua bán doanh nghiệp là quá trình một bên mua toàn bộ hoặc một phần của tài sản hoặc cổ phần từ doanh nghiệp bán.

Sáp nhập doanh nghiệp là quá trình hai hoặc nhiều doanh nghiệp hợp nhất với nhau để thành lập một doanh nghiệp mới. Hoặc cũng có thể để một doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và quản lý tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khác.

Sự khác biệt giữa mua bán và sáp nhập công ty

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp có sự khác biệt rõ ràng. Trong mua lại, một công ty sẽ tiến hành mua lại công ty khác và sở hữu công ty đã mua. Mục đích chính là tăng trưởng thị trường, mở rộng quy mô.

Trong khi đó, sáp nhập xảy ra khi 2 hoặc nhiều công ty cùng quy mô, lĩnh vực và đồng ý hợp nhất thành một công ty mới. Khi sáp nhập, công ty lớn thường quản lý và nắm quyền công ty nhỏ.

Sự khác biệt giữa mua bán và sáp nhập công ty

Xu hướng sáp nhập doanh nghiệp thường có sự tham gia của 3 đơn vị trở lên. Các doanh nghiệp này mong muốn giảm mức độ cạnh tranh và tận dụng lợi thế của từng doanh nghiệp phục vụ lợi ích chung. Thủ tục pháp lý khi sáp nhập doanh nghiệp sẽ phức tạp hơn so với mua lại công ty.

Trong một số trường hợp, mua bán công ty có thể coi là sáp nhập khi hai bên doanh nghiệp có sự hợp tác với nhau vì mục đích mang lại lợi ích chung.

Khác biệt hình thức thực hiện

Sáp nhập doanh nghiệp: Trong quy trình sáp nhập, tất cả tài sản của doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ được kết hợp và gộp vào tài sản doanh nghiệp sáp nhập. Công ty sáp nhập và công ty bị sáp nhập sẽ cùng sở hữu, quản lý tài sản chung sau khi hoàn tất sáp nhập.

Mua bán doanh nghiệp: Trong trường hợp mua bán, tài sản của doanh nghiệp bị mua lại không cần phải được gộp chung toàn bộ vào doanh nghiệp mua. Một phần tài sản  của doanh nghiệp bị mua lại sẽ được chuyển nhượng và sáp nhập vào doanh nghiệp đi mua lại. Khi mua bán doanh nghiệp, tài sản công ty bị mua sẽ được đưa vào sở hữu và thuộc quyền quản lý của công ty mua lại mà không cần gộp tất cả tài sản.

Khác biệt hệ quả pháp lý

Sáp nhập doanh nghiệp là quá trình sau khi công ty bị sáp nhập đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại riêng biệt. Công ty bị sáp nhập không hoạt động riêng nữa. Công ty sáp nhập sẽ nhận toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp từ các công ty bị sáp nhập theo quy định pháp luật. Công ty được sáp nhập cũng sẽ chịu trách nhiệm về hợp đồng lao động, các khoản nợ chưa thanh toán và nghĩa vụ tài sản liên quan khác của các công ty bị sáp nhập.

Mua bán doanh nghiệp là quy trình thực hiện sau khi hợp đồng mua bán có hiệu lực. Công ty bị mua lại sẽ chấm dứt hoạt động đối với các phần bị mua lại. Công ty mua sẽ nhận các quyền và lợi ích từ tài sản, hoạt động, quy mô của công ty bị mua lại.

Công ty mua lại sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về nghĩa vụ tài sản, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động của phần công ty bị mua lại.

Dịch vụ tư vấn mua bán sáp nhập công ty

Dịch vụ tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp 

Kế toán Minh Minh hoạt động lấy chữ tín và trách nhiệm hàng đầu, cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, tận tâm. Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao. Dịch vụ mua bán sáp nhập luôn sẵn lòng tư vấn  và hỗ trợ doanh nghiệp muốn mua bán và sáp nhập công ty.

Quy trình tư vấn chi tiết:

Bước 1: Lắng nghe và nắm bắt tổng quan tình hình, thông tin: Khách hàng đang gặp phải vấn đề gì, có những thủ tục nào cần hoàn thiện và chuẩn bị? Đội ngũ tư vấn sẽ nắm bắt vấn đề cụ thể và  xác định đúng yêu cầu của khách hàng.

Bước 2: Thông báo mức phí để khách hàng có thể tham khảo và suy nghĩ, ra quyết định phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp.

Bước 3: Thu thập thông tin, tài liệu cần thiết: Khách hàng cần cung cấp các loại tài liệu, hồ sơ cá nhân hoặc tổ chức liên quan đến giao dịch mua bán hoặc sáp nhập, hợp đồng, giấy đăng ký doanh nghiệp, …

Quý khách hàng yên tâm các thông tin này sẽ được bảo mật và chỉ được sử dụng để tư vấn, phục vụ mục đích M&A.

Bước 4: Hỗ trợ thủ tục và hồ sơ tài liệu: kế toán Minh Minh sẽ hỗ trợ khách hàng trong quá trình thực hiện các thủ tục nộp lên phòng đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ làm việc với các tài liệu giao dịch mua bán hoặc sáp nhập công ty tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.

Chúng tôi luôn đồng hành và sẵn sàng lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, yêu cầu hoặc muốn tìm hiểu thêm về Sự khác biệt giữa mua bán và sáp nhập công ty hãy liên hệ ngay 0973 53 59 56. Chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu của bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc!

 

Để lại bình luận