Các hình thức đầu tư theo quy định mới nhất

Các hình thức đầu tư theo quy định mới nhất

Đầu tư kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Việc lựa chọn đúng hình thức đầu tư phù hợp sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng kiếm được lợi nhuận trong kinh doanh. Hãy cùng Minh MCC tìm hiểu về các hình thức đầu tư trong bài viết dưới đây.

Các hình thức đầu tư theo quy định mới nhất

Căn cứ theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về các hình thức đầu tư cụ thể như sau:

“Điều 21. Hình thức đầu tư

  1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
  2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  3. Thực hiện dự án đầu tư.
  4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.”

Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế 

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư thông qua việc tiến hành các thủ tục thành lập doanh nghiệp bằng nguồn vốn của cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài trực tiếp tham gia đầu tư.

Quy định về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế 

Theo quy định của Luật Đầu tư, cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều có quyền thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam nhưng cần đáp ứng những yêu cầu cụ thể sau:

Đối với nhà đầu tư trong nước: Để thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư trong nước phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về doanh nghiệp tại Việt Nam. Điều này bao gồm việc lựa chọn hình thức pháp lý phù hợp, đăng ký kinh doanh, nộp vốn điều lệ và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Bên cạnh việc tuân thủ các quy định chung về thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đáp ứng thêm một số yêu cầu đặc thù như hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, tỷ lệ sở hữu vốn, năng lực của nhà đầu tư và các đối tác, cũng như các điều kiện khác theo quy định.

 

Các quy định về hình thức đầu tư

Các quy định về hình thức đầu tư

Hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế đã đang hoạt động là một hình thức đầu tư phổ biến đối với cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Việc lựa chọn hình thức đầu tư này mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà đầu tư và doanh nghiệp. 

Quy định về đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Tuy nhiên, để quá trình đầu tư diễn ra thuận lợi, nhà đầu tư cần lưu ý những quy định sau:

Đối với nhà đầu tư trong nước: Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư trong nước chủ yếu tuân thủ các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đặc biệt là các quy định về chuyển nhượng vốn.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Ngoài việc tuân thủ các quy định chung, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đáp ứng thêm một số điều kiện đặc thù như: ngành nghề kinh doanh hợp pháp, tỉ lệ sở hữu không vượt quá giới hạn, đảm bảo ANQP, tuân thủ các quy định về đất đai

Đầu tư theo hình thức thực hiện dự án đầu tư.

Hình thức này, còn được gọi là đầu tư đối tác công tư (PPP), là một phương thức đầu tư được thực hiện thông qua hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án, nhằm xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, và quản lý các công trình hạ tầng hoặc cung cấp các dịch vụ công.

Hình thức đầu tư hợp đồng BCC

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là một hình thức hợp tác linh hoạt giữa các nhà đầu tư, trong đó các bên cùng chung tay thực hiện dự án kinh doanh, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro mà không cần thành lập một pháp nhân riêng biệt. 

Quy định về hình thức đầu tư hợp đồng BCC

Các bên có thể tự do thỏa thuận các nội dung hợp tác, từ việc phân chia lợi nhuận, góp vốn, quản lý dự án đến việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý và hiệu quả, hợp đồng BCC cần tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc tham gia hợp đồng BCC tại Việt Nam yêu cầu phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định. 

Các hình thức đầu tư mới theo quy định của Chính phủ 

Trừ các dự án đầu tư được quy định tại Điều 30 của Luật đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:

Có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi và từ 20.000 người trở lên ở vùng khác.

Xây dựng mới: cảng hàng không; đường cất hạ cánh của cảng hàng không; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế  

Kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không 

Xây dựng mới: bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2 300 tỷ đồng trở lên.

Chế biến dầu khí 

Có kinh doanh đặt cược, casino, trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.

Xây dựng nhà ở, khu đô thị 

Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng tại khu công nghiệp”

Trên đây là bài viết mà Minh MCC chia sẻ về các hình thức đầu tư theo quy định pháp luật mới nhất. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn đầu tư hay thì hãy liên hệ ngay 0973 53 59 56 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

 

Để lại bình luận