Hướng dẫn đăng ký kinh doanh chi tiết từng loại hình doanh nghiệp

Hướng dẫn đăng ký kinh doanh chi tiết từng loại hình doanh nghiệp

Đăng ký kinh doanh là quá trình pháp lý mà một cá nhân hoặc tổ chức phải thực hiện để đăng ký và công nhận hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan chức năng. Hồ sơ đăng ký kinh doanh cần chuẩn bị những gì cũng như thủ tục đăng ký doanh nghiệp và chi tiết về các hình thức nộp hồ sơ làm giấy phép như thế nào?

Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm những gì?

Các điều 21, 22, 23 và 24 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo từng loại hình như sau:

Doanh nghiệp tư nhân

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; (mẫu Phụ lục I-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT) và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

– Công ty hợp danh: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục I-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT); Điều lệ công ty; Danh sách thành viên và bản sao các giấy tờ bao gồm:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (mẫu Phụ lục I-3 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT); Điều lệ của công ty trách ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Danh sách thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (mẫu Phụ lục I-6 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT); Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực của các thành viên và của những người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức:

+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

+ Đối với thành viên là tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.

Và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty được thành lập bởi Nhà đầu tư nước ngoài hoặc Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; Bản sao Văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện của thành viên là tổ chức; Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Công ty TNHH MTV

+Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (mẫu Phụ lục I-2 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT); Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu hoặc Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu; Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

+ Văn bản ủy quyền cho nhân viên của kế toán Minh Minh nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Công ty cổ phần

+ Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần (mẫu Phụ lục I-4 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT); Điều lệ của công ty cổ phần; Danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần (mẫu Phụ lục I-7 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT); Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (mẫu Phụ lục I-8 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT) và bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân (thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác) đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức (Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác) đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Và văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Kế toán Minh Minh hướng dẫn đăng ký kinh doanh chi tiết từng loại hình doanh nghiệp

Người sáng lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh thông qua các phương thức sau đây:

– Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.

– Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính.

– Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung cho người sáng lập doanh nghiệp. Trong trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cần phải thông báo bằng văn bản cho người sáng lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do từ chối.

Đăng ký kinh doanh qua mạng

Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là quá trình người sáng lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ này bao gồm các thông tin theo quy định của pháp luật và được trình bày dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương với hồ sơ đăng ký bằng bản giấy.

Tổ chức và cá nhân được quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho cá nhân để thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Cá nhân sử dụng tài khoản này chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký để được cấp tài khoản và việc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh trực tuyến nhanh chóng tiện lợi

Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng

Quy trình nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh trực tuyến bao gồm các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Truy cập trang dangkyquamang.dkkd.gov.vn và đăng nhập vào tài khoản đã được kích hoạt bởi Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Chọn mục “Đăng ký doanh nghiệp” và tiếp tục vào “Nộp hồ sơ” sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Chọn “Thành lập mới doanh nghiệp” và nhập thông tin theo các khối dữ liệu sau:

– Khối thứ 1: Chọn hình thức đăng ký là “Thành lập mới” và lưu lại.

– Khối thứ 2: Nhập địa chỉ đầy đủ và thông tin liên hệ, sau đó lưu lại.

– Khối thứ 3: Chọn ngành nghề kinh doanh và lưu lại.

– Khối thứ 4: Nhập thông tin tên doanh nghiệp và lưu lại.

– Khối thứ 5: Nhập thông tin về vốn và tài sản góp vốn, sau đó lưu lại.

– Khối thứ 6: Thêm thông tin về thành viên góp vốn và lưu lại.

– Khối thứ 7: Thêm thông tin về người đại diện theo pháp luật và lưu lại.

– Khối thứ 8: Nhập thông tin về thuế và kế toán trưởng và lưu lại.

– Khối thứ 9: Thêm thông tin về người đại diện cho tổ chức và lưu lại.

– Khối thứ 10: Chọn phương thức đóng bảo hiểm xã hội và lưu lại.

– Khối thứ 11: Chọn hình thức sử dụng hóa đơn và lưu lại.

– Khối thứ 12: Chọn thông tin người nộp hồ sơ và lưu lại.

– Khối thứ 13: Xác thực thông tin và tính trung thực của hồ sơ và lưu lại.

– Khối thứ 14: Tải lên các văn bản đính kèm và lưu lại.

Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa thông tin nếu cần thiết sau khi hệ thống báo lỗi, sau đó xác nhận tính trung thực của hồ sơ.

Bước 5: Thực hiện thanh toán trực tuyến và hoàn tất thủ tục đăng ký doanh nghiệp trực tuyến.

Bước 6: Chờ nhận thông báo kết quả qua email từ cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 3 ngày làm việc.

Trên đây là những thông tin cơ bản về đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp cần nắm rõ khi thành lập doanh nghiệp. Nếu quý khách đang tìm kiếm sự hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị hồ sơ pháp lý và thủ tục đăng ký kinh doanh có thể cân nhắc địa chỉ uy tín như công ty kế toán Minh Minh.

Chúng tôi, đội ngũ chuyên gia luôn sẵn lòng để tư vấn về tài chính, kế toán và thành lập doanh nghiệp. Liên hệ ngay 0973 53 59 56 để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn chuyên nghiệp, giúp quý khách quản lý tài chính, thuế và các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp một cách hiệu quả.

 

Để lại bình luận