Kiểm toán viên hành nghề cần chứng chỉ gì?
Kiểm toán viên hành nghề cần chứng chỉ gì?
Để hành nghề kiểm toán viên, việc sở hữu các chứng chỉ cần thiết là điều kiện bắt buộc nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp và tuân thủ các quy định pháp luật. Vậy kiểm toán viên hành nghề cần những chứng chỉ gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về các yêu cầu chứng chỉ và điều kiện cần thiết để hành nghề kiểm toán viên
Kiểm toán viên là ai?
Kiểm toán viên là người có chuyên môn và được cấp phép thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá và xác minh tính chính xác của các báo cáo tài chính, tài liệu kế toán của doanh nghiệp, tổ chức. Họ đảm bảo rằng các thông tin tài chính được trình bày đúng đắn, tuân thủ các quy định pháp luật, chuẩn mực kế toán và chính sách nội bộ.
Những điều kiện để trở thành kiểm toán viên?
Để trở thành kiểm toán viên, bạn cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 14 của Luật Kiểm toán độc lập 2011, cụ thể:
Năng lực hành vi dân sự: Kiểm toán viên phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Phẩm chất đạo đức: Người kiểm toán cần có đạo đức tốt, ý thức cao về trách nhiệm, đồng thời luôn trung thực, liêm chính và khách quan.
Trình độ chuyên môn: Ứng viên phải có bằng cử nhân đại học hoặc cao hơn, chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, hoặc các ngành liên quan theo quy định của Bộ Tài chính.
Chứng chỉ kiểm toán viên (CPA): Kiểm toán viên cần có chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp.
Ngoài ra, những người có chứng chỉ kiểm toán nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và vượt qua kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam bằng tiếng Việt cũng có thể trở thành kiểm toán viên nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác tại Điều 14 của Luật này.
Những đối tượng nào không được đăng ký hành nghề kiểm toán?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật kiểm toán độc lập 2016, những đối tượng sau đây không được đăng kí hành nghề kiểm toán
“Cán bộ, công chức, viên chức.
Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án;
Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục.
Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.
Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.”
Kiểm toán viên hành nghề cần chứng chỉ gì?
Sau khi được cấp chứng chỉ KTV và trở thành KTV, để đăng ký hành nghề, bạn cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 3 của Thông tư 202/2012/TT-BT cụ thể như sau:
“Phải có chứng chỉ kiểm toán viên (gọi tắt là chứng chỉ CPA) theo quy định của Bộ Tài chính
Kiểm toán viên phải đạt được thời gian làm kiểm toán thực tế tối thiểu từ đủ ba mươi sáu (36) tháng trở lên (quy định tại khoản 4 Điều này)
Đạt thời gian tối thiểu (tính bằng giờ) cập nhật kiến thức theo quy định của Bộ Tài chính.
Kiểm toán viên phải tuân thủ và bảo đảm các quy định được ghi tại khoản 1 Điều này và nằm trong hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán theo quy định được ghi tại khoản 3 Điều này thì mới được quyền đăng ký hành nghề kiểm toán.”
Như vậy để hành nghề kiểm toán viên, cá nhân phải có chứng chỉ kiểm toán viên (CPA) và đáp ứng đầy đủ các điều kiện liên quan theo quy định của pháp luật
Thủ tục đăng kí hành nghề kiểm toán
Để quá trình cấp phép diễn ra suôn sẻ, hiệu quả, các cá nhân cần thực hiện quy trình đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư 202/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012.
Bản sao hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán.
Giấy xác nhận về thời gian thực tế làm kiểm toán theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư 202/2012/TT-BTC hoặc tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán hoặc Bản giải trình kèm theo tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán.
Bản thông tin cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư 202/2012/TT-BTC.
Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá sáu (06) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán.
Bản sao Chứng chỉ kiểm toán viên.
Hai ảnh màu cỡ 3x4cm được chụp trên nền trắng trong thời hạn không quá sáu (06) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán.
Bản sao Quyết định thôi việc hoặc Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại nơi làm việc trước doanh nghiệp kiểm toán.
Bản sao Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên là người nước ngoài trừ trường hợp pháp luật lao động Việt Nam quy định không cần phải có giấy phép lao động.
Tài liệu chứng minh giờ cập nhật kiến thức của kiểm toán viên tại các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán đối với trường hợp có tính giờ cập nhật kiến thức.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng kí
Cá nhân có thể tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Tài chính, qua đường bưu điện hoặc có thể thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích
Bước 3: Chờ thẩm định và xét duyệt
Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra, xét duyệt hồ sơ đăng kí. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan sẽ yêu cầu bổ sung hoặc nếu từ chối sẽ có văn bản nêu rõ lí do
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận hành nghề kiểm toán
Sau khi hồ sơ được chấp nhận, Cơ quan sẽ tiến hành cấp phép hành nghề cho kiểm toán viên và thực hiện công khai danh sách trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài Chính
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc kiểm toán viên hành nghề cần chứng chỉ gì cũng như những quy định liên quan đến vị trí này. Việc sở hữu đầy đủ chứng chỉ là yếu tố cần thiết để đảm bảo tính chuyên nghiệp và tuân thủ quy chuẩn ngành. Nếu bạn vẫn đang có những thắc mắc về vị trí này, hãy liên hệ ngay với Minh MCC qua hotline 0973 53 59 56 để được giải đáp và tư vấn tận tình nhất!