Vai trò kiểm toán nội bộ là gì? Quy trình kiểm toán nội bộ?

Vai trò kiểm toán nội bộ là gì? Quy trình kiểm toán nội bộ?

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện kiểm toán nội bộ định kỳ. Vậy vai trò và quy trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt động doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng Minh MCC sẽ làm rõ trong bài viết dưới đây.

Kiểm toán nội bộ là gì?

Kiểm toán nội bộ là công việc tư vấn độc lập, khách quan về hoạt động quản trị, rà soát hệ thống, quản lý rủi ro của doanh nghiệp, được thực hiện bởi đội ngũ có trình độ chuyên môn để đánh giá doanh nghiệp chính xác, khách quan tình hình hoạt động.

Kiểm toán nội bộ là gì?

Kiểm toán nội bộ là gì?

Vai trò kiểm toán nội bộ?

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là những vai trò cụ thể:

Giúp doanh nghiệp nhận định lại hiệu quả của các quy trình, quản trị doanh nghiệp, hệ thống phòng ban nội bộ

Phân tích các tình huống phát sinh có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh để đề xuất biện pháp kiểm soát quản lý rủi ro.

Tư vấn doanh nghiệp cải thiện quy trình, phát triển các dự án mới cải thiện hơn dự án cũ và tránh những sai sót không đáng có, hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường hiệu suất hoạt động

Đánh giá khách quan về hệ thống hoạt động trong doanh nghiệp. Đảm bảm các hoạt động kinh doanh tuân thủ pháp luật, đạt được những kết quả mong muốn.

Đánh giá và báo cáo trực tiếp lên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc về các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp, tình hình tài chính, các hoạt động kinh doanh. 

Hỗ trợ kiểm tra chất lượng, tính hợp lý của báo cáo tài chính. Đảm bảo các nội quy và chính sách công ty tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.

Vai trò kiểm toán nội bộ là gì

Vai trò kiểm toán nội bộ là gì

Phạm vi công việc kiểm toán nội bộ

Phạm vi công việc sẽ bao gồm:

Kiểm toán số liệu kinh doanh, đánh giá và xác thực các số liệu kinh doanh để kiểm tra tính chính xác của thông tin kinh doanh và báo cáo với ban giám đốc, các cấp quản lý trong công ty.

Kiểm toán viên đánh giá và quản lý tài sản, nguồn nhân lực và vốn tài chính. Họ sẽ cân đối nguồn lực tránh lãng phí và thất thoát, đề xuất phương pháp sử dụng nguồn lực tối ưu.

Theo dõi và đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và đề xuất các biện pháp khắc phục điểm yếu nhằm tăng hiệu quả của hệ thống kiểm soát, tuân thủ quy trình, quy định và chính sách của công ty.

Các kiểm toán viên hợp tác với nhau, hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh, hướng doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh đúng quy định pháp luật hiện hành

Đề xuất chính sách bảo vệ tài sản, nguồn vốn của công ty. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng đưa ra lời khuyên doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định pháp luật, và áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro.

Quy trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt động doanh nghiệp

Quy trình kiểm toán nội bộ trong hoạt động doanh nghiệp được thực hiện theo các giai đoạn sau:

Bước 1: Xác định phạm vi kiểm toán. Xác định quy trình, phòng ban và khu vực cần kiểm tra.

Bước 2: Lập kế hoạch. Xây dựng kế hoạch kiểm toán, mục tiêu, phương pháp và phân công nguồn lực.

Bước 3: Thu thập thông tin. Kiểm tra tài liệu, phỏng vấn nhân viên, quan sát hoạt động và thu thập dữ liệu liên quan.

Bước 4: Đánh giá và phân tích. Phân tích dữ liệu để phát hiện sai sót hoặc rủi ro trong hệ thống kiểm soát nội bộ.

Bước 5: Đề xuất giải pháp. Đề xuất các biện pháp cải tiến hoặc khắc phục để nâng cao hiệu quả hệ thống.

Bước 6: Thực thi và theo dõi.Triển khai các bước cải tiến và theo dõi việc thực hiện.

Bước 7: Theo dõi và đánh giá. Đánh giá sự tuân thủ và hiệu quả của các biện pháp kiểm soát.

Bước 8: Tổng hợp báo cáo. Lập báo cáo kiểm toán và đề xuất cải tiến để cung cấp thông tin và khuyến nghị.

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vai trò và quy trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt động doanh nghiệp. Nếu bạn đang có những thắc mắc hoặc gặp khó khăn trong lĩnh vực này, hãy liên hệ ngay với Kế toán Minh Minh qua hotline: 0973 53 56 59 ngay hôm nay để được hỗ trợ giải đáp!

Để lại bình luận