Các loại hợp đồng kinh tế thông dụng 2024

Các loại hợp đồng kinh tế thông dụng 2024

Trước khi tham gia giao kết hợp đồng, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ để tránh rủi ro, gây thiệt hại và đảm bảo quyền lợi của mình. Vậy hợp đồng kinh tế là gì? Hiện nay có những loại hợp đồng kinh tế nào thông dụng? Lợi ích và rủi ro khi thực hiện văn bản thoả thuận pháp lý. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Các loại hợp đồng kinh tế thông dụng

Hợp đồng kinh tế là gì?

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật tại Bộ Luật dân sự thì:

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”.

Có thể hiểu cơ bản, hợp đồng kinh tế là việc các bên tự nguyện tham gia thỏa thuận nhằm đạt được mục đích. Một bên hoàn thành được công việc cần, một bên nhận được khoản thù lao mong muốn khi thực hiện công việc đó. Dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

Hợp đồng có thể được ký kết bởi 02 tổ chức với nhau, tổ chức với cá nhân và giữa 02 cá nhân với nhau. Văn bản thảo thuận kinh tế chính là hình thức thỏa thuận giao dịch được pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích cho các bên khi có phát sinh tranh chấp.

Các hợp đồng kinh tế thông dụng

Thực tế, khi các bên đạt thỏa thuận đi đến ký kết hợp đồng, sẽ không dùng hợp đồng kinh tế. Vì sẽ mang ý nghĩa chung. Thay vào đó sẽ ký kết văn bản thảo thuận. Cụ thể theo nội dung đã thoả thuận để tránh những rủi ro nhất định.

Theo quy định của pháp luật có liên quan, từ Luật thương mại, Bộ Luật dân sự cùng các Luật chuyên ngành khác. Sẽ có các loại hợp đồng kinh tế như:

– Các hợp đồng về mua bán hàng hóa.

– Các hợp đồng về cung ứng dịch vụ.

– Các hợp đồng về thương mại và trung gian thương mại.

– Các hợp đồng về tài sản.

– Các hợp đồng khác (hợp tác, đầu tư,…)

Lựa chọn loại hợp đồng kinh tế phù hợp với mục đích kinh doanh

Những lợi ích văn bản thoả thuận kinh tế mang lại

Khi các bên tham gia thỏa thuận và thống nhất ký kết dưới hình thức 01 loại hợp đồng kinh tế, sẽ có một số lợi ích nhất định như:

– Được pháp luật bảo vệ: Pháp luật sẽ bảo vệ các bên khi tham gia hợp đồng theo quy định, đảm bảo tính công bằng nhất cho các bên.

– Chuyên nghiệp: Thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp bạn trong hoạt động kinh doanh.

Minh bạch: Quyền, nghĩa vụ các bên như thế nào, điều kiện nào để có thể chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp ra sao,… Mọi thứ trong thỏa thuận sẽ được thể hiện rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng.

Những rủi ro cần biết khi ký kết hợp đồng

Song những lợi ích, văn bản thoả thuận vẫn có những rủi ro nhất định từ chính hợp đồng đã giao kết. Do đó việc hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng kinh tế cũng rất quan trọng. Mục đích để tránh ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các bên. Một số rủi ro trong hợp đồng như:

Hợp đồng bị vô hiệu

Khi hợp đồng vi phạm các quy định pháp luật dẫn đến không có hiệu lực, các bên không phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ được nêu trong hợp đồng. Vậy nên hãy chắc rằng trước khi tham giao bất cứ hợp đồng nào, hãy đảm bảo bạn không vi phạm các quy định pháp luật về vô hiệu hợp đồng.

Hãy đảm bảo khi tham gia hợp đồng thì: chủ thể tham gia ký kết phải đủ điều kiện theo quy định pháp luật, tham gia tự nguyện, không nhầm lẫn, các giao dịch không vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội. Ngoài ra, cần tuân thủ đúng về mặt hình thức khi xác lập hợp đồng.

Kế toán Minh Minh hỗ trợ tư vấn pháp lý hợp đồng

Điều khoản không rõ ràng

Các điều khoản không rõ ràng trong hợp đồng cũng dẫn đến rủi ro, làm cho các bên dễ dẫn đến tranh chấp, ảnh hưởng rất nhiều về thời gian và chi phí. Có thể kể đến một số rủi ro như:

Về đối tượng hợp đồng

Không rõ ràng về đối tượng, dẫn đến tranh chấp, một bên cho là không đúng mục đích ban đầu, có thể yêu cầu Tòa tuyên vô hiệu hợp đồng.

Về quyền và nghĩa vụ các bên

Đây là một trong các điều khoản đặc biệt quan trọng. Các bên cần rất rõ ràng, cụ thể với điều khoản này. Đa phần khi xảy ra tranh chấp, các bên sẽ áp dụng các điều khoản ở đây để làm có lợi cho mình. Đồng thời gây bất lợi cho đối phương.

Về giải quyết tranh chấp

Thông thường các bên sẽ lựa chọn giải quyết tranh chấp ưu tiên thương lượng, đàm phán. Sau đó, nếu không thể thương lượng được, các bên sẽ tiến hành thông qua Tòa án hoặc Trọng tài thương mại. Việc lựa chọn giải quyết ở đâu cũng rất quan trọng. Đây sẽ là điều kiện có lợi hoặc bất lợi đối với từng chủ thể.

Về gia hạn, chấm dứt và thanh lý hợp đồng

Việc lựa chọn hợp đồng tự gia hạn hoặc sẽ chấm dứt và thanh lý khi hết hiệu lực cũng quan trọng không kém. Tùy vào nội dung, mục đích và kế hoạch kinh doanh, các bên sẽ tính toán và quy định sao cho có lợi nhất về phía mình.

“Hợp đồng càng rõ ràng, chi phí giao dịch càng thấp”.

Việc lường trước rủi ro tranh chấp để cụ thể hóa các điều khoản trong hợp đồng cũng rất quan trọng. Thực tiễn cho thấy việc các bên tham gia giao kết hợp đồng với nội dung càng rõ ràng thì rủi ro tranh chấp càng thấp, từ đó chi phí giao dịch thấp.

Lời khuyên với các doanh nghiệp hãy lường trước rủi ro để giảm thiểu chi phí khi tham gia hợp đồng kinh tế. Liên hệ ngay với Công ty kế toán Minh Minh để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý đầy đủ trước, trong và sau khi tham gia giao kết.

 

Để lại bình luận