Giải đáp về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Giải đáp về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là nghĩa vụ trách nhiệm của mọi tổ chức, doanh nghiệp. Vậy khai quyết thuế TNDN có những quy định gì? Hồ sơ khai quyết thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào? Trong bài viết dưới đây, kế toán Minh Minh sẽ giải đáp cho các bạn những thắc mắc về quyết toán thuế TNDN, cùng theo dõi ngay nhé.
Quyết toán thuế là gì?
Quyết toán thuế là việc kiểm tra và xác minh tính chính xác của thông tin liên quan đến các khoản thuế của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Quy trình này giúp xác định các khoản thuế cần nộp và là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp.
Quyết toán thuế thường được thực hiện một lần trong năm, nhưng trong trường hợp có đợt kiểm tra đột xuất từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp cần phải ưu tiên cung cấp dữ liệu thuế để đảm bảo tuân thủ quy định.
Khai quyết thuế TNDN có những quy định gì?
Quy trình giải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bao gồm việc thực hiện khai báo và quyết toán thuế TNDN hàng năm cũng như quyết toán trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc hợp đồng, hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp.
a) Doanh nghiệp cần tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp trong quý bao gồm việc tạm phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp cho địa bàn cấp tỉnh, nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh và bất động sản chuyển nhượng, khác với địa điểm trụ sở chính nơi người nộp thuế đóng trụ sở. Số thuế này sau đó sẽ được trừ đi số thuế đã tạm nộp từ trước để tính toán số thuế cần nộp cuối cùng theo quyết toán thuế trong năm.
b) Các doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của pháp luật về kế toán khi lập báo cáo tài chính theo từng quý. Dựa trên thông tin từ báo cáo tài chính quý và theo các quy định về thuế, doanh nghiệp xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp cho từng quý.
c) Các doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật, kế toán sẽ dựa vào kết quả sản xuất, kinh doanh trong quý và tuân thủ các quy định về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp cho từng quý.
d) Nếu doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc hoặc địa điểm kinh doanh đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì quá trình khai thuế TNDN sẽ được thực hiện tại cơ quan thuế của địa phương có hoạt động kinh doanh mà không phải tại tỉnh, thành phố chứa trụ sở chính của doanh nghiệp.
Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp gồm những gì?
a) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được sử dụng theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính.
b) Báo cáo tài chính cho năm hoặc đến thời điểm chấm dứt hoạt động, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán và kiểm toán độc lập.
Các phụ lục kèm theo tờ khai là gì?
Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC:
a) Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN.
b) Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN.
c) Các phụ lục về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo Mẫu số 03-3A/TNDN, Mẫu số 03-3B/TNDN, Mẫu số 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN.
d) Phụ lục số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài theo mẫu số 03-4/TNDN.
e) Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 03-5/TNDN.
f) Phụ lục báo cáo trích lập, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ theo mẫu số 03-6/TNDN.
g) Phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với cơ sở sản xuất theo mẫu số 03-8/TNDN.
h) Phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 03-8A/TNDN,
i) Phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với hoạt động sản xuất thủy điện theo mẫu số 03-8B/TNDN.
j) Phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với kinh doanh xổ số điện toán theo mẫu số 03-8C/TNDN.
k) Phụ lục bảng kê chứng từ nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của hoạt động chuyển nhượng bất động sản thu tiền theo tiến độ chưa bàn giao trongnăm theo mẫu số 03-9/TNDN,
m) Phụ lục thuế TNDN được giảm theo Nghị quyết số 406/NQUBTVQHI5 ban hành kèm theo Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ.
Trường hợp nào được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết?
a) Doanh nghiệp sẽ được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo các quy định tại mục III của Nghị định 132/2020/NĐ-CP. Trong trường hợp chỉ có giao dịch với các đối tác liên kết là người nộp thuế TNDN tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và không áp dụng ưu đãi thuế trong kỳ tính thuế. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I và mục II theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
b) Người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo Phụ lục I được ban hành cùng với Nghị định 132/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, doanh nghiệp được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong những trường hợp sau:
Người nộp thuế trong trường hợp phát sinh giao dịch liên kết sẽ được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết nếu tổng doanh thu phát sinh trong kỳ tính thuế không vượt quá 50 tỷ đồng và tổng giá trị của tất cả các giao dịch liên kết trong kỳ tính thuế không vượt quá 30 tỷ đồng,
Người nộp thuế sau khi đã ký kết thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế, sẽ thực hiện nộp báo cáo thường niên theo quy định của pháp luật. Đối với các giao dịch liên kết không nằm trong phạm vi của thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế, người nộp thuế sẽ chịu trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 132/2020/NĐ-CP,
Người nộp thuế trong trường hợp thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản và không phát sinh doanh thu cũng như chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng sẽ áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần (chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp) trên doanh thu thuần. Các lĩnh vực áp dụng bao gồm: phân phối (tỷ suất 5% trở lên), sản xuất (tỷ suất 10% trở lên), và gia công (tỷ suất 15% trở lên).
Trên đây là bài viết của kế toán Minh Minh giải đáp về quyết toán thuế TNDN. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tư vấn đầu tư hay các dịch vụ kiểm toán, kế toán thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.