Giấy phép đầu tư khác với giấy phép kinh doanh những gì?

Giấy phép đầu tư khác với giấy phép kinh doanh những gì?

Các loại giấy tờ như giấy đăng ký đầu tư, giấy phép kinh doanh đều cần thiết để doanh nghiệp có thể hoạt động đúng pháp luật. Nhưng không phải ai cũng biết giấy phép đầu tư khác với giấy phép kinh doanh những gì? Hiểu được bản chất của các loại giấy tờ này giúp cho doanh nghiệp thuận lợi khi cần làm thủ tục xin cấp phép.

Mẫu giấy chứng nhận đầu tư

Tìm hiểu chung về giấy phép đầu tư và giấy phép kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy phép kinh doanh là 2 văn bản pháp lý hoàn toàn độc lập với nhau. Định nghĩa của 2 văn bản chứng nhận này được quy định khá chi tiết trong các luật doanh nghiệp, luật đầu tư hiện hành.

Giấy phép đầu tư

 

Giấy phép đầu tư gọi đúng theo quy định là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tại điều 3 của Luật Đầu tư 2020 nêu rõ:

“Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện từ ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.”

Giấy phép kinh doanh

 

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Ở đây giấy phép kinh doanh là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là văn bản pháp lý quan trọng nhất mà cơ quan chức năng cấp cho doanh nghiệp.

Tại điều 4 của Luật Doanh nghiệp 2020 nêu rõ: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.

Những tiêu chí khác nhau giữa giấy phép đầu tư với giấy phép kinh doanh

Để hiểu rõ bản chất của giấy phép đầu tư với giấy phép kinh doanh cần phân biệt rõ 2 văn bản pháp lý này có gì khác nhau. Có nhiều tiêu chí khác nhau giữa giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh.

Mục đích

Trong luật định đã quy định rõ ràng, giấy phép kinh doanh được cấp để doanh nghiệp được thành lập và triển khai hoạt động kinh doanh của mình. Trong khi đó, giấy chứng nhận được cấp để các cá nhân, tổ chức có thể thực hiện hoạt động đầu tư của mình theo từng dự án nếu đáp ứng đủ điều kiện đầu tư.

Giấy phép đầu tư khác giấy phép kinh doanh

Đối tượng

Đối tượng được cấp giấy phép đầu tư và giấy phép cũng có sự khác nhau. Đối với giấy chứng nhận đầu tư được cấp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện đầu tư bao gồm phạm vi trong nước và nước ngoài. Trong khi đó, đối tượng được cấp giấy phép kinh doanh không bao gồm các trường hợp được quy định tại khoản 2, điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Nội dung

Cụ thể với giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm các nội dung theo quy định tại điều 40 của Luật Đầu tư 2020: Tên dự án đầu tư; Nhà đầu tư; Mã số dự án đầu tư; Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng; Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động);…

Cùng với đó là các nội dung: Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư, Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có); Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có). Riêng nội dung “Tiến độ thực hiện dự án đầu tư”, bao gồm: Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.

Nội dung giấy đăng ký doanh nghiệp 

Trong khi đó nội dung của giấy phép kinh doanh, cụ thể hơn là giấy đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung theo điều 23 của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau: Tên doanh nghiệp; Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có); Ngành, nghề kinh doanh; Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân; Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;….

 

Giấy chứng nhận đầu tư và kinh doanh có nhiều nội dung khác nhau

Nội dung khác

Một số nội dung khác có thể kể đến như: Thông tin đăng ký thuế; Số lượng lao động dự kiến; Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh; Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Cơ quan có thẩm quyền cấp

Một tiêu chí cũng cho thấy sự khác biệt giữa giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận kinh doanh đó là cơ quan có thẩm quyền cấp. Đối với giấy đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi Phòng Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh của nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở. Còn giấy chứng nhận đầu tư được cấp bởi Phòng Đăng ký Đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh của nơi mà có dự án đầu tư được triển khai.

Từ những tiêu chí khác biệt có thể thấy rằng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng như giấy phép kinh doanh đều có vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên để có được những loại giấy phép này cần thực hiện những thủ tục tương đối phức tạp, trong khi không phải doanh nghiệp nào cũng “thạo” công việc giấy tờ này.

Để giải quyết thực tế nêu trên các dịch vụ hỗ trợ xin giấy phép doanh nghiệp đã ra đời. Hiện dịch vụ này được cung cấp bởi nhiều đơn vị khác nhau. Trong đó, Công ty kế toán Minh Minh được xem là đơn vị không thể bỏ qua. Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư của Kế toán Minh Minh chuyên nghiệp, uy tín, giá tốt. Quý khách hàng có thể liên hệ đến kế toán Minh Minh để được tư vấn, hỗ trợ.

Để lại bình luận