6 hình thức sáp nhập doanh nghiệp mang lại thành công

6 hình thức sáp nhập doanh nghiệp mang lại thành công

Doanh nghiệp đang muốn mở rộng quy mô, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường? Mục đích của đơn vị khi mua bán sáp nhập doanh nghiệp là gì? Bài viết này, kế toán Minh Minh sẽ chia sẻ chi tiết về 6 hình thức sáp nhập doanh nghiệp (M&A).

Hình thức mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là gì?

Hình thức mua bán sáp nhập doanh nghiệp (Mergers & Acquisitions) là thuật ngữ chung, mô tả sự hợp nhất các công ty hoặc tài sản thông qua các loại giao dịch tài chính. Cụ thể, M&A bao gồm các hoạt động như sáp nhập, hợp nhất, mua lại, chào mua, và mua lại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp lựa chọn hình thức sáp nhập doanh nghiệp tuỳ thuộc vào mục đích

Mục đích của doanh nghiệp trong mua bán sáp nhập

Mua bán sáp nhập doanh nghiệp là chiến lược kinh doanh mang lại lợi ích đáng kể cho cả bên mua và bên bán. Khi thành lập công ty con để mở rộng quy mô, đơn vị sẽ tốn nguồn lực, tài chính, thủ tục pháp lý phức tạp,… Còn trường hợp sáp nhập doanh nghiệp sẽ là phương pháp hiệu quả giúp giảm chi phí và tiết kiệm thời gian

Lợi ích đối với bên mua

Tiết kiệm chi phí tìm kiếm dự án, phát triển hoạt động và thực hiện các thủ tục hành chính.

Tận dụng thị trường tiêu thụ và nguồn nhân lực có sẵn ở địa phương, nhanh chóng mở rộng và tăng cường hiệu quả các hoạt động kinh doanh.

Lợi ích đối với bên bán

Sáp nhập với doanh nghiệp cùng cấp hoặc lớn hơn giúp gia tăng giá trị và danh tiếng.

Đối với các công ty mới thành lập, M&A cung cấp cơ hội để đơn vị nhanh chóng trở nên nổi tiếng nếu sáp nhập vào các “ông lớn” và đạt được sự công nhận trong ngành.

Lợi ích đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ hoặc khó khăn

Mua bán sáp nhập doanh nghiệp M&A tạo cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ hoặc đang gặp khó khăn xoay chuyển tình thế, tránh nguy cơ phá sản.

Tuy nhiên, để thực hiện quá trình mua bán sáp nhập doanh nghiệp hiệu quả, cả bên mua và bên bán đều cần đánh giá, kiểm tra và rà soát tình hình dựa trên các tiêu chí đặt ra để đạt được kết quả tốt nhất.

6 hình thức sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp dựa vào mục đích của doanh nghiệp

Hoạt động sáp nhập doanh nghiệp được chia thành 5 hình thức khác nhau dựa trên mục đích của nó.

Sáp nhập doanh nghiệp dọc (Vertical merger): Hình thức sáp nhập dọc chủ yếu là các công ty tự sáp nhập hoạt động nội bộ trong cùng một chuỗi cung ứng sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ.

Ví dụ: Sáp nhập nhà sản xuất thực phẩm và nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm thành chuỗi cung ứng tích hợp nguyên liệu và quy trình chế biến nhằm tối ưu quá trình sản xuất.

Những hình thức sáp nhập doanh nghiệp phổ biến

Sáp nhập doanh nghiệp ngang (Horizontal merger): Mục đích là sáp nhập các doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp, hoạt động cùng một thị trường và cùng nhắm tới một phân khúc khách hàng.

Ví dụ: Sáp nhập hai tổ chức tài chính đang cạnh tranh nhau để tạo ra một tổ chức lớn hơn và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Sáp nhập mở rộng thị trường (Market extension merger): Các công ty cung cấp cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ hoạt động ở thị trường khác nhau sẽ sáp nhập để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng.

Ví dụ: Công ty du lịch Việt Nam và một công ty du lịch nước ngoài sáp nhập để mở rộng phạm vi hoạt động và tiếp cận đến các nhóm khách hàng quốc tế.

Sáp nhập kiểu tập đoàn (Conglomerate merger): Sáp nhập các công ty từ nhiều ngành kinh doanh khác nhau thành một tập đoàn đa ngành lớn mạnh, đa dạng hoạt động kinh doanh.

Ví dụ: Sáp nhập của Tập đoàn Vingroup, mua lại các công ty VinUniversity, VinFast, Vinmec. Trong đó, mỗi công ty có lĩnh vực hoạt động khác nhau, cùng dưới sự quản lý của tập đoàn đa ngành có sức ảnh hưởng và quy mô lớn.

Sáp nhập mở rộng sản phẩm (Product extension merger): Sáp nhập các công ty cung cấp các sản phẩm khác nhau có cùng một thị trường.

Ví dụ: Sáp nhập giữa một công ty sản xuất điện thoại và một công ty sản xuất máy tính để hợp thành một hãng chuyên cung cấp điện thoại, thiết bị máy tính điện tử đa dạng và có lợi thế cạnh tranh.

Sáp nhập doanh nghiệp dựa vào chức năng doanh nghiệp

Có thể phân loại sáp nhập doanh nghiệp thành 3 hình thức dựa trên chức năng: sáp nhập ngang, sáp nhập dọc và sáp nhập kết hợp.

Sáp nhập ngang (Horizontal merger): Mở rộng thị trường, tăng hiệu quả kinh doanh và giảm chi phí cố định bằng cách sáp nhập doanh nghiệp cùng ngành.

Sáp nhập dọc (Vertical merger): Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí trung gian khi các công ty đang triển khai giai đoạn sản xuất, tiếp cận thị trường.

Sáp nhập kết hợp (Conglomerate merger): Các công ty hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau kết hợp thành một tập đoàn lớn nhằm đa dạng hóa ngành nghề, giảm rủi ro và tăng lợi nhuận.

Sáp nhập doanh nghiệp dựa vào chủ thể tham gia

Sáp nhập doanh nghiệp có thể được chia làm 2 hình thức chính dựa trên chủ thể tham gia: sáp nhập nội địa và sáp nhập quốc tế.

Sáp nhập nội địa (Domestic merger): Hình thức sáp nhập các công ty hoạt động cùng một quốc gia hoặc lãnh thổ để mở rộng quy mô hoạt động, tăng cạnh tranh thị trường trong phạm vi quốc gia.

Sáp nhập quốc tế (International merger): Các công ty đa quốc gia sáp nhập trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng quy mô hoạt động và tiếp cận khách hàng quốc tế.

Sáp nhập doanh nghiệp mang đến những lợi ích gì?

Sáp nhập doanh nghiệp dựa vào cơ cấu tài chính doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp dựa vào cơ cấu tài chính gồm có:

Sáp nhập mua: Doanh nghiệp mua lại doanh nghiệp khác bằng tiền mặt hoặc công cụ tài chính. Không cần thành lập pháp nhân mới và doanh nghiệp được mua sẽ chấm dứt hoạt động, chuyển giao tất quyền lợi và nghĩa vụ cho bên mua.

Sáp nhập hợp nhất: Các công ty kết hợp để thành lập pháp nhân mới. Các công ty tham gia sáp nhập sẽ ngừng hoạt động riêng, tài sản và nợ được hợp nhất vào công ty mới.

Sáp nhập doanh nghiệp dựa vào góc độ tài chính

Sáp nhập doanh nghiệp dựa vào góc độ tài chính có hai hình thức:

Thâu tóm tài sản: Công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sả n của công ty khác để chuyển quyền sở hữu tài sản.

Thâu tóm cổ phiếu: Công ty thực hiện mua, đổi phần lớn hoặc toàn bộ cổ phiếu của công ty khác để trở thành cổ đông chính.

Sáp nhập doanh nghiệp dựa vào tính chất doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp dựa vào tính chất doanh nghiệp có 2 loại:

Sáp nhập thân thiện: Công ty được sáp nhập đồng ý và hỗ trợ giao dịch nhằm tạo ra lợi ích đôi bên.

Sáp nhập thù nghịch: Công ty bị sáp nhập không đồng ý và tìm cách chống lại giao dịch với sự thâu tóm từ phía công ty muốn sáp nhập.

Vừa rồi là những chia sẻ về các hình thức mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp tìm hiểu trong quá trình mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn hình thức mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Bình Phước thì có thể liên hệ kế toán Minh Minh để được tư vấn cụ thể nhất.

Để lại bình luận