Quy trình kiểm toán nội bộ là gì?
Quy trình kiểm toán nội bộ là gì?
Doanh nghiệp muốn quản trị tốt cần kiểm soát được hệ thống kế toán tài chính. Các yếu tố này muốn đạt được hiệu quả thì việc thực hiện kiểm toán là giải pháp không thể thiếu. Thế nhưng không phải đơn vị nào cũng biết rõ quy trình kiểm toán nội bộ được thực hiện như thế nào?
1. Quy trình kiểm soát nội bộ (kiểm toán nội bộ) là gì?
Trước khi tìm hiểu quy trình kiểm toán nội bộ như thế nào cần phải hiểu rõ bản chất của hoạt động kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ là hoạt động giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các công việc quản trị, quản lý, kiểm soát doanh nghiệp. Hoạt động này đòi hỏi phải đảm bảo tính độc lập và khách quan, có như vậy doanh nghiệp mới có thể hạn chế tốt nhất các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình kiểm soát tổ chức của mình.
Về bản chất, kiểm toán nội bộ là hoạt động hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng giúp cho quá trình vận hành và kiểm soát doanh nghiệp được tốt hơn, giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đề ra. Với ý nghĩa quan trọng này hoạt động kiểm toán nội bộ phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Trong đó quan trọng nhất là tính khách quan, trung thực và bảo mật. Đáp ứng được những nguyên tắc này đòi hỏi việc kiểm toán nội bộ phải được thực hiện bởi đơn vị kiểm toán/kiểm toán viên độc lập.
Nếu kiểm toán viên là người thuộc doanh nghiệp, họ sẽ làm việc dưới sự chỉ đạo của ban kiểm soát. Đồng thời, kiểm toán viên nội bộ cần tuân thủ nguyên tắc độc lập.
2. Quy trình kiểm toán nội bộ được thực hiện như thế nào?
Cho đến nay, kiểm toán nội bộ vẫn được đánh giá là hoạt động đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của một doanh nghiệp. Để đáp ứng tốt nhất vai trò này thì quy trình kiểm toán nội bộ cần được triển khai bài bản, đúng từng bước. Hiện nay, quy trình thực hiện kiểm toán nội bộ gồm 4 giai đoạn chính.
Lập kế hoạch kiểm tra nội bộ
Trước tiên khi thực hiện cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ. Nội dung của bản kế hoạch kiểm toán nội bộ này phải đầy đủ các nội dung theo yêu cầu chuẩn bao gồm: mục tiêu, phạm vi, thời gian thực hiện và xác định, phân bổ các nguồn lực cho cuộc kiểm toán.
Sau khi bản kế hoạch kiểm toán nội bộ đã được lập, nhóm kiểm toán cần họp mặt lại và thực hiện biên bản ghi nhớ để xác định những nội dung quan trọng của cuộc kiểm toán sắp được triển khai. Trong đó, các nội dung về đánh giá rủi ro thường là những nội dung ưu tiên khi tiến hành kiểm toán nội bộ. Cuộc kiểm toán nội bộ sẽ không được thực hiện đúng quy trình nếu thiếu đi bản ghi nhớ này.
Thực hiện kiểm soát trong doanh nghiệp
Đây là bước đặc biệt quan trọng trong quy trình kiểm toán nội bộ. Ở bước thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ tiến hành các hoạt động kiểm toán theo đúng kế hoạch đã lập ra. Cụ thể các cuộc thử nghiệm, các thao tác quan sát, kiểm tra, v.v… sẽ được tiến hành trên phạm vị số lượng, quy mô, phương pháp đã được xác định từ trước.
Để quá trình thực hiện kiểm toán đạt được kết quả tốt nhất cho những kết luận, tư vấn về sau, các kiểm toán viên cần thiết phải xem xét một số tài liệu như kế hoạch kiểm toán, các chính sách pháp lý liên quan, v.v… Sau khi quá trình kiểm toán kết thúc, kiểm toán viên sẽ thu được các bằng chứng kiểm toán bao gồm: bằng chứng quan sát, bằng chứng chứng thực từ các thư từ, điều tra, bằng chứng tài liệu, bằng chứng dữ liệu về báo cáo tài chính, thuế,…
Báo cáo kết quả kiểm toán
Sau khi đã có được những bằng chứng kiểm toán, công việc tiếp theo của quy trình kiểm toán nội bộ đó là báo cáo kết quả kiểm toán. Ở giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ báo cáo kết quả kiểm toán nội bộ cho ban kiểm soát.
Về cơ bản, kết quả báo cáo kiểm toán nội bộ cần đảm bảo những nội dung như sau: kết quả kiểm toán theo các tiêu chí, yêu cầu đã được xác định trong kế hoạch, các thông tin vi phạm nếu có, các thông tin nhạy cảm phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp, v.v… Những thông tin báo cáo này có ý nghĩa quan trọng để đưa ra những tư vấn, khuyến nghị cần thiết trong hoạt động kiểm toán nội bộ.
Giám sát triển khai kết quả, khuyến nghị
Kết thúc quy trình kiểm toán nội bộ là công việc giám sát triển khai kết quả kiểm toán. Sau khi đã có những tư vấn, khuyến nghị được đưa ra từ cuộc kiểm toán nội bộ, lãnh đạo doanh nghiệp cũng như các bộ phận có liên quan tiến hành các biện pháp bổ sung cải thiện, khắc phục, sửa chữa để hoạt động doanh nghiệp tốt hơn.
Cùng lúc công việc giám sát cũng phải được triển khai. Đây là hoạt động kiểm tra của các kiểm toán viên xem rằng các biện pháp, khuyến nghị đã được thực hiện chưa? Các cuộc giám sát này được thực hiện với tần suất khác nhau tùy vào mức độ thực hiện các giải pháp khuyến nghị được đưa ra.
Về bản chất, đây là giai đoạn cần thiết để các kết quả kiểm toán nội bộ thực sự có ý nghĩa đối với sự thay đổi tích cực của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Thế nhưng để triển khai quy trình kiểm toán nội bộ thực sự đúng tiêu chuẩn cần đến đội ngũ có chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Để giải quyết thực tế này, dịch vụ kiểm toán nội bộ từ những đơn vị uy tín như Công ty kế toán Minh Minh là giải pháp cần thiết. Quý khách hàng quan tâm và muốn biết thêm chi tiết về dịch vụ này có thể liên hệ để được hỗ trợ.
Xem ngay: Top 3 công ty kiểm toán Bình Phước
Xem thêm: Dịch vụ kiểm tra chống gian lận tài chính
Xem thêm: Dịch vụ kế toán Đồng Nai